Những năm gần đây, nhất là dịp Tết đến việc kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông được thực hiện rất gắt gao để làm giảm lượng tại nạn xảy ra do chè chén mừng xuân quá mức.
Nhưng năm mới khó tránh khỏi việc nâng ly chúc mừng, vậy thì được uống bao nhiêu ly trong phạm vi an toàn?
Theo một số nghiên cứu thực tiễn, khi uống rượu hoặc bia, lượng cồn trong máu phụ thuộc vào 4 yếu tố: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và nồng độ cồn trong đồ uống.
Tức là nếu bạn là người có thể trọng cao, khi uống đồ uống có cồn uống thật chậm (không phải kiểu uống một phát cạn chén) thời gian từ khi uống đến khi điều khiển phương tiện càng dài, nồng độ cồn trong thức uống càng thấp, thì nồng độ cồn trong máu sẽ càng khó đạt tới mức vi phạm luật giao thông.Thế nên nếu chỉ uống vài ly và có thời gian nghỉ ngơi giãn cách sau khi uống thì khi tham gia giao thông bạn sẽ không bị phạt.
Tuy nhiên nếu sau khi uống mà lại lên xe đi ngay thì cần phải chú ý điều sau: tính trung bình, trong một chai rượu mạnh 40 độ, cứ 100ml rượu sẽ có 40ml cồn. Với một người có cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống 21 gam cồn (tương đương 65ml rượu 40 độ, bằng một chén rượu trung bình chúng ta vẫn sử dụng), sau 30 phút, nồng độ cồn đã có thể đạt tối đa tới con số 50mg/100ml máu. Như vậy, nếu ước lượng như thông thường, chỉ cần uống 1 chén rượu trung bình vẫn dùng để uống chè hoặc nửa lít bia, lượng cồn trong máu có thể vượt quá mức tối thiểu 50mg/100ml máu. Khi bị kiểm tra chắc chắn sẽ bị phạt.
Vì thế nếu muốn tham gia giao thông ngay sau khi uống rượu bia bạn chỉ được phép uống nửa chén rượu hoặc ít hơn nửa lít bia mà thôi.
Hãy luôn ghi nhớ tính mạng và sức khỏe của bản thân và gia đình luôn là quan trọng nhất!