Báo động đỏ về ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Sáng 17/2, trong buổi làm việc của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng với UBND Hà Nội và các bộ ngành, vấn đề về ô nhiễm không khí tại hà Nội đã được đem ra bàn luận.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thừa nhận ô nhiễm môi trường ở Hà Nội “đang ở mức báo động đỏ”. Theo ông, nguồn ô nhiễm lớn nhất xuất phát từ xe máy, ôtô đã cũ, hết hạn sử dụng trước năm 2000.

“Hiện Hà Nội có gần 6 triệu xe máy, trong đó 2,5 triệu xe đã hết hạn sử dụng từ năm 2000. Những chiếc xe máy này hàng ngày vẫn xả khí thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc thu hồi cũng mất nhiều thời gian và kinh phí”, ông Chung nói.

Theo Chủ tịch Hà Nội, ở kỳ họp HĐND tới đây, UBND sẽ đưa ra phương án hạn chế xe máy vào nội đô. Sau khi được thông qua, Hà Nội sẽ trình Thủ tướng

Chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 ở Hà Nội hiện nay đã cao gần gấp 2 lần TP.HCM. Đơn vị tính: µg/m3. Đồ họa: Văn Chương.

Chỉ trong một năm 2016, theo thông tin của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho biếtHà Nội trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 ở thủ đô cao gần gấp 2 lần TP.HCM.

Về lượng bụi PM 2.5 trung bình năm 2016 ở TP.HCM là 28,23 µg/m3 (quy chuẩn là 25 µg/m3), trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3, cao gấp đôi so với ngưỡng quy chuẩn của quốc gia và cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình của WHO.

Hiện nay thủ đô New Delhi của Ấn Độ (124µg/m3) là một trong những khu vực ô nhiễm không khí nặng trên thế giới, và thủ đô Hà Nội của chúng ta xếp ngay sau thành phố này.

“Hà Nội có quá nhiều xe hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, ùn tắc giao thông cũng khiến xe không di chuyển được, xả khí ra môi trường. Thành phố cần có phương án để xử lý tình trạng này trong thời gian sớm”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Vì vậy sắp tới các lãnh đạo sẽ tiến hành nhanh chóng hơn các biện pháp siết chặt số lượng xe tham gia giao thông, quy trình xử lý chất thải và cả các nơi đang thi công xây dựng để ổn định sự trong lành của môi trường thành phố

Theo baomoi.vn