Thân thiện với môi trường, tiết kiệm, gọn nhẹ và linh hoạt khiến cho xe máy điện đang trở thành một xu hướng “hot” trong vài năm trở lại đây và là sự lựa chọn của rất nhiều người. Vậy xe máy điện là gì? Chúng có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Hãy cùng Anbico tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Theo pháp luật thì xe máy điện là gì?
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 :
“Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h”.
Như vậy xe máy điện là một loại xe cơ giới và cần phải đăng ký. Luật giao thông đường bộ quy định người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể sử dụng xe máy điện.
2. Nguồn năng lượng trong hệ thống điện của xe máy điện đến từ đâu?
Ắc quy hay pin là nguồn cung cấp điện cho xe hoạt động.
Loại pin hay dùng cho xe điện là pin Lithium-ion. Loại pin này sử dụng loại điện thế 48V, được thiết kế theo công nghệ Nhật Bản, giúp xe đi được quãng đường từ 70-100km cho một lần sạc.
Ngoài pin Lithium-ion, xe điện còn có thể sử dụng ắc quy chì. Tuy nhiên, so với pin Lithium-ion, ắc quy chì nặng hơn, nguy hiểm hơn, khó thay thế và sẽ gây ô nhiễm môi trường nếu không được phân huỷ hợp lý. Một xe máy điện thường được trang bị 4-5 bình ắc quy 20A hoặc 12A.
3. Hệ thống động cơ điện và nguyên lý hoạt động của xe máy điện là gì?
2.1. Hệ thống động cơ điện
Hệ thống động cơ điện của xe điện thường được đặt ở thân sau, trên trục bánh xe. Giúp làm tăng khả năng chuyển động xe, hạn chế việc sử dụng quá nhiều hộp số truyền động tới trục bánh, giảm nguy cơ hỏng xe và chi phí thiết kế.
Động cơ xe được chia làm 2 loại:
– Động cơ chổi than: Xe điện sử dụng động cơ có chổi than bền bỉ và ít phải thay thế.
– Động cơ không có chổi than: Xe điện sử dụng động cơ không có chổi than sẽ có giá đắt hơn do cấu tạo gồm 3 cuộn dây và 3 cảm biến hoạt động trên nguyên tắc đấu điện 3 pha.
Cấu tạo động cơ điện gồm 2 phần là phần chuyển động (rotor) và phần đứng yên (stator). Hai phần này sẽ có nam châm vĩnh cửu hoặc được quấn nhiều vòng dây dẫn. Khi được kết nối với nguồn điện, xung quanh 2 phần này sẽ xuất hiện từ trường. Sự tương tác giữa 2 từ trường của rotor và stator sẽ tạo ra chuyển động gọi là mô-men.
2.2. Nguyên lý hoạt động của xe máy điện là gì?
Ngoài hoạt động theo nguyên lý điện từ, động cơ còn hoạt động dựa trên các nguyên lý như hiệu ứng điện áp, lực tĩnh điện.
Nguyên lý hoạt động cơ bản là có một lực cơ học tác động lên cuộn dây tạo ra dòng điện nằm trong từ trường. Lực này theo mô tả của định luật lực Lorentz sẽ vuông góc với cuộn dây và từ trường. Tốc độ quay của động cơ điện sẽ tỉ lệ thuận với điện áp đặt và ngẫu lực quay tỉ lệ với dòng điện.
4. Các tiện ích của xe máy điện là gì?
Xe điện ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ có những tiện ích nổi bật như;
– Thân thiện với môi trường
– Chi phí đi lại rẻ, có thể sạc điện ngay tại nhà
– Thiết kế nhỏ gọn, tinh tế, đẹp mắt
5. Một số lưu ý khi sử dụng xe máy điện
– Điều khiển xe trong giới hạn và tốc độ cho phép
– Đội mũ bảo hiểm khi đi xe
– Sử dụng đồng bộ sạc với ắc quy
– Đi xe với tải trọng hợp lý
– Tối kị để xe ngập nước vào động cơ và IC
– Không để xe dưới trời nắng gắt
– Thường xuyên vệ sinh xe
– Bảo dưỡng xe điện định kỳ
Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn đã có một cái nhìn tổng quan xe máy điện là gì, cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng xe sao cho an toàn và giữ được độ bền tốt nhất.