Đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, chiếc xe đạp điện đang trở thành phương tiện giao thông phổ biến hiện nay. Nhưng ít ai biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe đạp điện mà hầu như chỉ quan tâm đến giá cả và tính năng, tiện ích của nó. Vậy hãy cùng Anbico tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo của xe đạp điện
1. Thiết kế, kiểu dáng
Xe đạp điện có hình dáng tương đối giống xe đạp thông thường nhưng vẫn mang một số đặc điểm riêng có của các hãng sản xuất. Xe vẫn được thiết kế bàn đạp trợ lực giúp bạn chủ động di chuyển khi xe gần hết điện.
Tuy nhiên, với xe máy điện thì không có bàn đạp và hình dáng cũng khác biệt hoàn toàn so với xe đạp điện với thiết kế yên liền, hiện đại, mang kiểu dáng của những chiếc xe máy xăng như xe vespa.
2. Hệ thống động cơ
Động cơ được đặc trên thân xe, một số loại xe được đặt trực tiếp trên trục bánh xe. Thường các nhà sản xuất sẽ đặt động cơ lên trục bánh xe nhằm làm tăng khả năng chuyển động của xe và tránh sử dụng quá nhiều hộp số truyền động tới trục bánh xe, giúp giảm chi phí thiết kế và nguy cơ hỏng hóc cho xe.
Xe đạp điện được trang bị động cơ chổi than nằm ở bánh xe, hoạt động bền bỉ và ít khi thay thế trong quá trình sử dụng. Còn động cơ không chổi than gồm 3 cuộn dây và 3 cảm biến hoạt động dựa trên nguyên tắc đấu điện 3 pha nên giá sẽ đắt hơn.
Động cơ xe đạp điện sử dụng nguồn điện lấy từ pin hoặc ắc quy. Khi xe hết điện, người dùng có thể sử dụng bàn đạp trợ lựa để di chuyển tiếp.
3. Hệ thống điều khiển
Đó chính là tay ga, được thiết kế bên tay phải, giống như xe máy xăng. Nguyên lý hoạt động dựa trên cảm biến từ kết hợp nam châm giúp quét qua cảm biến khi vặn tay ga giúp xe chuyển động.
Ngoài ra, xe đạp điện còn có hệ thống bo mạch điều khiển điện giúp chuyển đổi từ điều khiển của người lái thành các tín hiệu điện và tạo dòng điện phù hợp đưa tới động cơ. Nhờ đó mà bạn có thể tùy chỉnh tốc độ của xe, điều khiển phanh xe, bật tắt các tín hiệu đèn báo trên xe.
Một số loại xe đạp điện còn có bo mạch tích hợp với các tính năng thông minh trên xe như hiển thị thông số, mức năng lượng và tốc độ của xe.
4. Bình ắc quy/pin
Pin hay ắc quy chính là nguồn cung cấp năng lượng cho xe vận hành. Pin lithium-ion là loại pin dùng phổ biến hiện nay vì tính ưu việt và sở hữu thiết kế theo công nghệ Nhật Bản, cho quãng đường di chuyển đến 100km.
Pin trên xe thương có điện thế khoảng 48V, được cung cấp thông qua 1 bộ sạc điện tương ứng dành riêng cho từng dòng xe. Mỗi loại xe đạp điện cũng có loại pin và ắc quy phù hợp riêng.
Còn đối với xe điện sử dụng ắc quy, mỗi dòng xe có thiết kế với số lượng ắc quy khác nhau. Thường là 4 đến 5 bình 20Ah hoặc bình 12Ah.
Tuổi thọ của pin và ắc quy phụ thuộc phần lớn vào cách sử dụng, số lần sạc và cách bảo quản của bạn.
Xe đạp điện đi được bao nhiêu km?
Thông thường, quãng đường di chuyển được của xe đạp điện phục thuộc vào dòng xe, hãng sản xuất, thiết kế và xe chạy bằng pin hay ắc quy.
Dung lượng và khả năng tích điện của pin hay ắc quy là yếu tố quan trọng quyết định quãng đường đi của xe. Do đó, muốn biết chính xác quãng đường đi của xe, bạn cần tham khảo và độc kỹ thông số ghi trên xe.
Ví dụ:
- Xe Xmen Boss được trang bị 5 bình ắc quy 20Ah có thể đi được ~80km/1 lần sạc đầy
- Xe Giant M133S trang bị 4 bình ắc quy 20Ah đi được ~~60km/1 lần sạc đầy
Đôi với xe máy điện, động cơ khỏe hơn nên quãng đường di chuyển được cũng dài hơn, khoảng 100km.
5. Một số bộ phận khác
Cấu tạo của xe đạp điện ngoài 4 bộ phận trên còn có hệ thống đèn pha, xi nhan dùng để đảm bảo an toàn cho người dùng. Còi xe và hệ thống chống trộm, bật tắt nguồn, khóa xe,…
Nguyên lý hoạt động của xe đạp điện
Xe đạp điện có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Với động cơ gắn ở trục bánh xe hoặc thân xe với hệ thống điều khiển ở ghi đông bằng dây cua-roa tạo nên chuyển động của xe.
Sau khi khởi động xe, bộ điều khiển sẽ nhận tín hiệu từ hệ thống tay ga để đưa tín hiệu nguồn điện tới động cơ điện, nhờ đó chúng ta có thể tùy chỉnh tốc độ cho phù hợp.