Xe điện có đi được đường dài không?

cách xử lý xe điện sắp hết điện2

Để trả lời cho câu hỏi xe điện có đi được đường dài hay không? Nếu di chuyển hàng ngày trong thành phố thì mua xe điện được không? Hãy cùng Anbico tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Trước khi đi vào tìm hiểu về khả năng đi đường dài của xe điện, hãy cùng tham khảo qua một số thông tin về cấu tạo và thiết kế của dòng xe này để hiểu hơn về cách sử dụng và quãng đường đi của xe điện là như thế nhé.

1. Tổng quan về xe điện

Thiết kế, kiểu dáng

Các xe máy điện hiện nay được thiết kế thời trang, nhiều mẫu mã nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của người dùng như đi học, đi làm, đi chơi tùy mục đích người sử dụng.

mẹo giúp xe máy điện đi xa hơn

Cấu tạo

  • Hệ thống động cơ: Các loại động cơ xe điện được chia thành 2 phần chính: phần vỏ và phần lõi. Vỏ động cơ nằm ở ngoài có chức năng bảo vệ động cơ khỏi các tác nhân gây hư hỏng. Phần lõi được trang bị nam châm giúp cho động cơ có thể quay khi dòng điện đi qua.
  • Hệ thống điều khiển: Tay ga điều khiển của xe điện được thiết kế phía bên phải tay cầm giống như các xe gắn máy thông thường. Nguyên lý hoạt động dựa trên cảm biến từ kết hợp nam châm giúp quét qua cảm biến khi vặn tay ga làm xe chuyển động.
  • Ắc quy/ pin trên xe: Pin hoặc ắc quy là nguồn cung cấp điện cho xe hoạt động. Pin Lithium-ion là loại pin phổ biến nhất và cũng được sử dụng rộng rãi. Đối với xe sử dụng ắc quy, mỗi dòng xe sẽ có thiết kế với số lượng ắc quy khác nhau. (4 hoặc 5 bình)
  • Bộ phận khác: Xe điện còn có trang bị hệ thống đèn pha, xi nhan dùng để đảm bảo an toàn cho người dùng. Còi xe và hệ thống chống trộm, bật tắt nguồn, khóa xe thông qua hệ thống điều khiển từ xa cũng được trang bị cho một số dòng xe hiện đại.

Cơ chế hoạt động

Xe điện có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Với động cơ điện gắn ở trục bánh xe hoặc thân xe với hệ thống điều khiển ở ghi đông bằng dây cuaroa tạo nên chuyển động của xe.

Sau khi khởi động xe, bộ điều khiển sẽ nhận tín hiệu từ hệ thống tay ga để đưa tín hiệu nguồn điện tới động cơ điện, nhờ đó chúng ta có thể chọn tốc độ phù hợp.

2. Quãng đường đi của xe điện

Thông thường, xe điện chạy được quãng đường bao xa phụ thuộc vào dòng xe và hãng sản xuất, thiết kế của xe, xe chạy bằng ắc quy hay pin, địa hình di chuyển ra sao,….

Ngoài ra, dung lượng pin hoặc ắc quy là yếu tố quan trọng nhất quyết định quãng đường đi được của xe. Do đó muốn biết chính xác quãng đường đi được của từng loại xe bạn cần tham khảo và đọc kỹ thông số ghi trên xe.

Hiện nay, các nhà sản xuất không ngừng cố gắng nâng cấp được khả năng của xe điện. Những chiếc xe điện đi được trên 100km sau một lần sạc hoàn toàn là chuyện bình thường như xe Anbico Gogo One, Valerio SP,…

Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến quãng đường đi của xe điện:

  • Bình ắc quy – pin của xe
  • Vận tốc di chuyển
  • Trọng lượng xe
  • Địa hình

3. Khi nào nên mua xe điện?

Giống như các phương tiện khác, xe điện cũng có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm:

  • Thân thiện với môi trường.
  • Bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
  • Nhỏ gọn, tiện sử dụng.
  • Phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Lựa chọn dòng xe máy điện bền và an toàn nào cho con3

Nhược điểm:

  • Chưa đi được xa như xe máy
  • Thời gian sạc khá dài
  • Khả năng chịu nước kém

Khi nào nên sử dụng 

Ngày nay, xe điện được các hãng sản xuất thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng của hầu hết các đối tượng. Bạn có thể dùng xe điện trong như một phương tiện di chuyển thường ngày, dùng để đi du lịch, đi học, đi làm với khoảng cách tương đối xa.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn nên hạn chế sử dụng xe điện như dùng để di chuyển xa liên tục và sử dụng trong điều kiện mưa, ngập lụt trong thời gian dài. 

Khi nào nên sử dụng xe điện

Lưu ý khi dùng xe điện

  • Không phóng nhanh, phanh gấp: Xe điện cũng giống như xe máy hiện nay, không nên tăng ga đột ngột, phóng nhanh rồi phanh gấp. Điều này khiến cho bình ắc quy, pin xe điện giảm tuổi thọ, mô tơ điện bị ép hoạt động quá mạnh khiến cho xe không được bền.
  • Không chở quá tải trọng: Hiện nay, các xe điện đều được nâng cấp để chịu được tải trọng lớn. Tuy nhiên, việc lạm dụng xe điện vào việc chở quá nặng sẽ khiến cho ắc quy làm việc nhiều hơn, điện năng nhanh sụt hơn, gây ảnh hưởng lên khung, vành và tăm bánh xe.
  • Bảo dưỡng xe thường xuyên: Bạn cần lựa chọn một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp với chế độ chính sách hậu mãi tốt để bảo dưỡng, bảo hành xe một cách thoải mái và thuận tiện nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *