Chiếc máy bay cỡ lớn chạy bằng điện đầu tiên sẽ cất cánh năm 2022

máy bay chạy bằng điện Alice

Dự tính đến năm 2022, chiếc máy bay cỡ lớn chạy bằng điện đầu tiên sẽ được cất cánh. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điểm khác biệt cũng như thách thức khi chế tạo loại máy bay điện này, đừng vội bỏ qua những chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Máy bay điện Alice là giải pháp cho tuyến đường từ New York tới Washington D.C

Máy bay cỡ lớn chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới có tên là Alice, đây không phải lần đầu tiên người ta cố gắng chế tạo máy bay chở hành khách bằng điện.

Máy bay điện Alice là giải pháp cho tuyến đường từ New York tới Washington D.C
Máy bay điện Alice là giải pháp cho tuyến đường từ New York tới Washington D.C

Alice là giải pháp cho tuyến đường đi lại nhộn nhịp từ New York đến Washington D.C, thậm chí đến bờ Tây, giữa San Jose và San Diego. Alice chỉ với một lần sạc pin lithium-ion có thể bay được quãng đường 1.046 km, bằng khoảng cách từ London đến Prague.

Bên cạnh đó, máy bay điện chở theo hành khách với tốc độ bay khoảng 445km/h, so với máy bay chạy bằng nhiên liệu chỉ bằng một nửa vận tốc. Chuyến bay 1,5 giờ từ New York đến DC, đối với Alice sẽ mất khoảng 2,5 giờ để hoàn thành. Đổi lại, Alice có thể di chuyển không phát ra khí thải.

Một số thách thức khi chế tạo máy bay điện

Alice trông có vẻ lý tưởng nhưng khi chế tạo nó, các kỹ sư đang phải đối mặt với một số thách thức. Cụ thể là bộ pin khổng lồ được dùng trong Alice nặng khoảng 3,6 tấn.

Trong ô tô điện, trọng lượng của pin không phải là vấn đề vì nó chạy trên mặt đất, nhưng trên máy bay, để đưa Alice với bộ pin cực năng lên không trung là một thách thức. Pin càng lớn, máy bay càng có nhiều năng lượng, nhưng cũng phải cần nhiều lực nâng hơn để đưa máy bay lên không trung.

Đối với máy bay thông thường, nhiên liệu chỉ chiếm khoảng 30% trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay và theo thời gian sẽ giảm dần vì nhiên liệu được đốt cháy trên không.

Đối với Alice, nhiên liệu chiếm khoảng 60% tổng trọng lượng cất cánh tối đa, nghĩa là 60% trọng lượng khi cất cánh của máy bay là pin và sẽ không có hao hụt gì đến khi hạ cánh.

Giải pháp ngành hàng không đưa ra cho loại pin hạng nặng dùng trong máy bay điện

Đối với những thách thức trên, ngành hàng không đã đưa ra 2 giải pháp cho loại pin hạng nặng này là:

Các kỹ sư đã phân phối pin ở khắp máy bay, ở giữa, 2 bên cánh và nhiều vị trí khác trong thân của Alice
Các kỹ sư đã phân phối pin ở khắp máy bay, ở giữa, 2 bên cánh và nhiều vị trí khác trong thân của Alice

– Các kỹ sư đã phân phối pin ở khắp máy bay, ở giữa, 2 bên cánh và nhiều vị trí khác trong thân của Alice, sau đó cân bằng trọng lượng tuyệt đối của pin.

– Cách làm đơn giản là chế tạo những bộ phận khác của máy bay với trọng lượng rất nhẹ.

Điểm khác biệt của máy bay điện Alice

Alice có khung máy bay nhẹ và cánh mỏng, có cánh quạt ở đầu cánh, trông nó giống như một chiếc thuyền úp ngược. Chính những đặc điểm này đã giúp tạo ra một khung máy bay hiệu quả hơn.

Một đặc điểm cốt yếu khác tạo nên sự khác biệt của Alice là tỷ lệ lực nâng và lực kéo khi đang di chuyển trên không.

Đối với máy bay thông thường, tỷ lệ lực nâng và lực kéo sẽ là 17:1, còn đối với Alice sẽ là 25:1. Điều này có nghĩa là máy bay điện hiệu quả hơn về mặt khí động học và dùng ít năng lượng hơn trên không trung.

Trong tương lai, hành khách sẽ có đổi mới ý thức về môi trường. Điều quan trọng đối với ngành hàng không là phải có trách nhiệm, đối với hành tinh và cân bằng lượng khí thải. Tuy nhiên, vẫn cần phải đạt hiệu quả về kinh tế.

Máy bay điện sẽ có giá vé thấp hơn 40 – 80%

Theo các chuyên gia trong ngành, máy bay điện sẽ có giá vé thấp hơn từ 40 – 80% vì nó không cần tốn quá nhiều tiền để vận hành. Máy bay Alice chỉ tốn khoảng 200 USD/giờ để hoạt động, động cơ tăng áp hoạt động sẽ có giá từ 1.200 – 2.000 USD/giờ bay.

Máy bay điện sẽ có giá vé thấp hơn 40 - 80% vì nó không cần tốn quá nhiều tiền để vận hành
Máy bay điện sẽ có giá vé thấp hơn 40 – 80% vì nó không cần tốn quá nhiều tiền để vận hành

Tuy nhiên, để đạt được mức bền vững, mọi người phải thật sự muốn dùng máy bay điện hàng ngày.

Máy bay điện Alice dự tính sẽ cất cánh vào năm 2022

Mặc dù trong lần thử nghiệm vào đầu tháng 1 có chút trục trặc, nhưng Omer dự tính máy bay sẽ cất cánh vào năm 2022. Hãng hàng không Cape Air có trụ sở tại Mỹ đã quyết định mua Alice với mức giá 4 triệu USD.

Theo Zingnews.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *